Những thuật ngữ tiếng Anh và ký hiệu trong HVAC hay gặp

Ngày nay, tiếng Anh đã và đang trở thành ngôn ngữ của toàn cầu, đi vào đời sống của mọi người, trở thành tiêu chuẩn để đánh giá trình độ của một người. Đặc biệt là những người làm cho ngành HVAC, các bản vẽ hệ thống điều hòa không khí đa phần sẽ được ký hiệu bằng Anh ngữ. Vì thế, bài viết dưới đây CEP sẽ chia sẻ cho bạn những thuật ngữ tiếng Anh và ký hiệu trong HVAC hay gặp nhất.

Hệ thống HVAC là gì?

Hệ thống HVAC hay còn được biết tới cái tên là Heating Ventilation Air Conditioning là hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí được nhiều người Việt Nam gọi là hệ thống điều hòa không khí.

Các chuyên gia tư vấn thiết kế lắp đặt dây chuyền sản xuất, nhà máy, nhà xưởng cho biết đây là hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và không khí hiện đại nhất hiện nay được áp dụng thi công trong tòa nhà, phòng thí nghiệm, phòng điều chế, phòng sản xuất… Mục đích ra đời của hệ thống chính là tạo ra một không gian đạt tiêu chuẩn tối đa về nhiệt độ, độ ẩm và không khí, điển hình như trong môi trường phòng sạch. Nó sẽ cung cấp cho bạn các thông số về các yếu tố trên dựa trên nhiều nguyên tắc như nguyên tắc truyền nhiệt, động lực học, cơ học chất lỏng.

Một người kỹ sư thiết kế phòng sạch đạt chuẩn ISO, hiểu biết về hệ thống HVAC không chỉ nắm vững các kiến thức trên mà còn phải ghi nhớ nhiều thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành.

Những từ tiếng Anh trong HVAC hay gặp nhất

Những từ tiếng Anh trong HVAC hay gặp nhất

Như cái tên của nó, HVAC bao gồm 3 quá trình lớn là Heating, Ventilation và Air conditioning. Các công ty làm phòng sạch, đơn vị thi công sẽ làm việc dựa trên bản thiết kế với các ký hiệu và từ chuyên nghành như sau:

Heating ( sưởi ấm)

Heating design: Thiết kế sưởi

Heating unit; heat emitter: Thiết bị phát nhiệt; chẳng hạn như một lò sưởi điện

Boiler: Nồi nấu nước (lớn), nồi hơi

Burner: Thiết bị đốt của nồi nấu nước

Circulating pump: Bơm luân chuyển nước nóng

Heat piping system: Hệ thống sưởi ấm trong nhà

Heat exchanger; calorifier: Bộ trao đổi nhiệt (2 ống đồng tâm: ống trong nhà là nước nóng, ống ngoài là nước lạnh)

Convector heater: Bộ phát nhiệt đối lưu (tạo ra luồng không khí đối lưu nhiệt)

Air curtain: Màn không khí nóng (từ bên trên cửa vào nhà)

Flue: Ống khói từ nồi nấu nước lên trên mái nhà

Ventilation (thông gió)

Air vent: Ống thông gió

Roof vent: Ống thông gió trên mái

Ventilation duct: Ống thông gió lớn, dạng hộp hoặc tròn

Extract air: Không khí do quạt hút ra ngoài trời

Extract fan: Quạt hút không khí từ trong nhà ra ngoài trời

Air handling unit: Thiết bị quạt lớn thổi không khí luân chuyển trong nhà

Convection air current: Luồng không khí đối lưu nhiệt

Air change rate: Định mức thay đổi không khí (số lần không khí được thay đổi trong 1 phòng trong 1 giờ)

Air conditioning (điều hòa không khí)

Air conditioner: Máy điều hòa không khí

Refrigeration plant: Máy lớn điều hòa không khí

Duct: Ống dẫn không khí lạnh

Distribution head: Miệng phân phối không khí lạnh

Constant flow rate controller: Bộ điều hòa lưu lượng không khí lạnh lắp đặt trong ống dẫn không khí lạnh khi có hỏa hoạn

Grille: Nắp có khe cho không khí đi qua

Intumescent material: Vật liệu có tính năng nở lớn khi nóng

Intumescent fire damper: Thiết bị đóng bằng vật liệu nở ra khi có hỏa hoạn

Smoke detector: Thiết bị dò khói và báo động

Humidity: Độ ẩm

Humidifier: Thiết bị phun nước hạt nhỏ

Dehumidifier: Thiết bị làm khô không khí

Air washer: Thiết bị làm sạch không khí bằng tia nước phun hạt nhỏ

Chiller: Thiết bị làm mát không khí

Condenser: Thiết bị làm ngưng tụ hơi nước từ không khí trong phòng

Attenuator: Thiết bị làm giảm ồn truyền theo ống dẫn không khí lạnh

Không chỉ có những từ tiếng Anh chuyên ngành trên mà vẫn còn rất nhiều cụm từ tiếng Anh khác mà bạn cần lưu tâm hơn nếu tiếp xúc với các công việc của HVAC:

Access Panel: Lỗ thăm trần

Air Change: Hệ số trao đổi gió

Air Density: Mật độ không khí, Tỷ trọng không khí

Air Leakage: Rò rỉ không khí

Air Quality: Chất lượng không khí

Air Volume: Lưu lượng không khí

Beam: Cây đà

Belt Drive Fans: Quạt truyền động trực tiếp

Brich Wall:  Tường gạch

Canopy: Mái hiên, mái che

Ceiling Height: Chiều cao trần

Ceiling Mounted Fans: Quạt gắn trần

Climate: Vùng khí hậu

Comfort Zone: Vùng tiện nghi

Concept Design: Thiết kế ý tưởng

Construction Site: Công trường

Cooling Tower: Tháp giải nhiệt

Dampers: Van chỉnh

Detailed Design: Thiết kế kỹ thuật

Direct Drive Fans: Quạt Gián Tiếp (Truyền Động Bằng Dây Curoa)

Diverging/ Converging Tee: Gót Giày Ra Ống Vuông

Double Grille: Miệng Gió 2 Lớp

Dual Duct, Constant Volume: Hệ Thống Quạt Cố Định Với Đường Ống Gió Kép

Duct Pressure Loss: Tổn Thất Áp Lực Đường Ống Gió

Economizer: Các AHU Tiết Kiệm Năng Lượng Với Bộ Trao Đổi Nhiệt

Exhaust Systems: Hệ Thống Thải, Hệ Thống Hút

Mark-Up Air Unit: Thiết Bị Bổ Sung Gió Tươi

Metal Duct: Ống Gió Kim Loại

Natural Ventilation: Thông Gió Tự Nhiên

Negative Air: Gió Áp Âm

Non-Return Damper (NRD): Van 1 Chiều

Off Coil: Nhiệt Độ Gió Sau Coil

On Coil: Nhiệt Độ Gió Trước Coil

Opening Floor: Lỗ Mở Sàn

Optimization: Sự Tối Ưu Hóa

Partition: Vách Ngăn

Peak Cooling: Tải Lạnh Cực Đại, Tải Đỉnh

Penetration: Lỗ Xuyên Tường

Pollutant: Chất Gây Ô Nhiễm

Positive Air: Gió Áp Dương

Pressure Losses: Tổn Thất Áp Lực

Radiators: Bộ Tản Nhiệt Sưởi

Residential: Căn Hộ, Nhà Riêng

Return Air Inlet: Đầu Hồi Gió

Rooftop: Đặt mái

Round Ceiling Diffuser: Miệng Gió Tròn

Round Duct: Ống Gió Tròn

Similar Zone: Vùng Tương Tự

Simulation: Mô Phỏng

Single Zone: Một Zone

Sleeve: Ống Lót Xuyên Tường

Smooth−Radius: Co Tròn

Sound Traps: Bộ Lọc Âm Thanh

Split System: Hệ Máy Lạnh Cục Bộ

Square Elbows: Co Vuông

Stand By Pump: Bơm Dự Phòng

Static Pressure: Áp Suất Tĩnh

Steam Coil: Dàn Coil Hơi Nóng

Steam Supply: Cấp Hơi Nóng

Straight Round Ducts: Ống Gió Tròn Thẳng

Supply Air Outlet: Đầu Cấp Gió

Supply Air System: Hệ Thống Cấp Gió

Temperature Sensor: Cảm Biến Nhiệt Độ

Terminal Box: Hộp Chia Gió

Thickness: Độ Dày

Velocity: Vận Tốc

Vibration Isolator: Bộ Giảm Chấn

Volume Control Damper (VCD): Van Chỉnh Gió

Wall Mounted: Quạt Gắn Tường

Những ký hiệu trong HVAC hay gặp nhất

Những ký hiệu trong HVAC hay gặp nhất

Ngoài những thuật ngữ và từ ngữ chuyên ngành tiếng Anh bạn cần biết, dưới đây là một số ký hiệu liên quan tới HVAC mà bạn nên lưu tâm:

CHWS: Ống cấp nước lạnh

CHWR: Ống hồi nước lạnh

CWS: Ống cấp nước giải nhiệt

CWR: Ống hồi nước giải nhiệt

R: Ống dẫn gas, dịch lạnh

CO: Ống thoát nước ngưng tụ

MU: Ống cấp nước bổ sung

E: Ống nối với bình giãn nở

EAG – Exhaust Air Grille : Miệng gió hút thải

SEAG – Smoke Exhaust Air Grille : Miệng gió hút khói

EAL – Exhaust Air Louver : Louver thải gió ( thường lắp trên vách tường để thải gió ra không gian bên ngoài

KEAF – Kitchen Exhaust Air Fan : Quạt hút thải bếp

FAF – Fresh air fan : quạt cấp khí tươi

SPF – Staircase Pressure Fan : Quạt tăng áp cầu thang

CHWP – Chiller water pump : bơm nước lạnh chiller

CHWS – Chiller water supply : đường ống nước cấp nước lạnh

CHWR – Chiller water return : đường ống hối nước lạnh

Đây chính là một trong những ký hiệu đáng chú ý nhất mà bạn phải lưu tâm bởi nó luôn xuất hiện ở mọi bản vẽ của hệ thống.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ hệ thống HVAC

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ hệ thống HVAC

Để đọc được bản vẽ hệ thống HVAC, bạn không chỉ cần nắm rõ các kiến thức cơ bản của HVAC mà còn cần có kinh nghiệm nhất định. Nhưng, việc này cũng không hề khó nếu như bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Đọc bản vẽ ghi chú, ký hiệu trong HVAC

Bản vẽ ghi chú, ký hiệu thể hiện các block, các vật tư và thiết bị được sử dụng cho dự án. Nhờ đó bạn có thể hình dung ra được dự án sẽ tiến hành làm gì, theo hướng nào.

Bước 2: Đọc bản vẽ sơ đồ nguyên lý

Đây là một bản vẽ phức tạp, thể hiện toàn bộ nguyên lý hoạt động từ cơ bản nhất của tất cả các hệ thống được sử dụng trong dự án. Bạn không nên đọc một lần mà cần đọc nhiều lần, đọc thật kỹ. Bởi rất có thể, bạn sẽ bỏ sót một vài chi tiết dẫn đến các sai lầm sau này của dự án.

Bước 3: Đọc bản vẽ mặt bằng

Sau khi đã đọc kỹ và hiểu bản vẽ ghi chú, ký hiệu và bản vẽ sơ đồ nguyên lý, lúc này bạn mới bắt đầu xem tới bản vẽ mặt bằng. Đến đây, bạn mới có thể hiểu được tầm quan trọng của 2 bản vẽ phía trên. Nó giúp cho bạn hiểu rõ hơn bản vẽ mặt bằng, mường tượng được trong đầu dự án của bạn sẽ diễn ra như thế nào.

Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm các bản vẽ về chi tiết lắp đặt để phục vụ cho quá trình thi công, bóc tách khối lượng cũng như dự toán các trường hợp có thể xảy ra.

Như vậy, tiếng Anh là thứ không thể thiếu nếu như bạn có mong muốn làm việc cho HVAC. Ngoài tiếng Anh, bạn cần biết cả thêm những ký hiệu trong HVAC thường dùng, cách đọc các loại bản vẽ để nắm bắt toàn bộ dự án. Hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong toàn bộ quá trình đọc hiểu hệ thống HVAC. Chúc các bạn thành công.