Bí quyết ghi nhớ từ vựng tiếng Anh
Cách học tiếng anh hiệu quả tại nhà
Như đã phân tích trong nhiều bài viết khác về cách học từ vựng tiếng Anh và số lượng những từ vựng thông dụng mà bạn cần phải nằm lòng để có thể sử dụng bất kỳ mọi lúc khi cần. Bài viết này sẽ một lần nữa làm bài hài lòng với phương pháp ghi nhớ từ vựng mà Ce Phan nghiên cứu được tại trung tâm Anh ngữ CEP Bình Thạnh. Cách nhớ từ vựng tiếng Anh này không chỉ là cách để tạo nền tảng ghi nhớ từ vựng tiếng Anh thật tốt cho học sinh, sinh viên mà còn là một “phương thuốc hiệu nghiệm” cho những người đã lớn tuổi và muốn học tiếng Anh.
- Làm thế nào để nhớ được 1.000 cụm từ tiếng Anh thông dụng chỉ trong 10 ngày?
- Làm thế nào để nhớ được 10.000 từ vựng học thuật để chuẩn bị kỳ thi Ielts của bạn?
- Làm thế nào để nhớ được 800 thành ngữ thông dụng trong tiếng Anh
Để tự tin đưa ra bí quyết này Ce Phan đã dành ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu và áp dụng trên chính bản thân mình và học trò của thầy từ khi thành lập trung tâm Anh ngữ CEP năm 2010. Phương pháp mới với tên gọi “gán nhãn từ vựng” đã giúp nhiều học trò thành công không chỉ riêng tiếng Anh mà còn áp dụng trong các môn học khác.
Để bắt đầu tìm hiểu “gán nhãn từ vựng”- bí quyết ghi nhớ từ vựng tiếng Anh này, bạn hãy liên tưởng đến các dẫn chứng sau đây để có thể hiểu điều mấu chốt của quy luật này:
Một nhân viên bán thuốc tây có khả năng nhớ vị trí chính xác cả 1000 loại thuốc có trên kệ thuốc tại một cửa tiệm thuốc tây. Bằng cách sắp xếp tên các loại thuốc theo từng nhóm thuốc dựa trên tác dụng của thuốc. Sau đó, bên trong mỗi nhóm thuốc gồm 50-100 loại thuốc có thể sắp xếp theo thứ tự Aphabet hoặc chia nhỏ thêm từng nhóm nữa khi phân biệt: thuốc nội, thuốc ngoại… Như vậy có thể thấy, bạn sẽ ghi nhớ dễ dàng hơn nếu sắp xếp những điều cần nhớ theo từng nhóm dựa trên ý nghĩa hoặc tính chất của chúng và sắp xếp theo thứ tự chữ cái ABC ở cấp sắp xếp thấp nhất.
Thông thường bạn có thể sẽ quên tên gọi của một người bạn học chung lớp, chung trường khi ở cấp học tiểu học. Nhưng có thể bạn vẫn còn nhớ “biệt danh” của họ nếu một ai đó được gán cho một cái tên “rất kêu” mà bạn vẫn hay gọi khi còn học chung. Và từ từ theo cách gọi “biệt danh” bạn sẽ liên tưởng đến những mối liên quan khác và nhớ lại tên đầy đủ của người bạn đó. Như vậy, hãy chọn những “cái nhãn” ấn tượng nhất liên quan tới tên gọi hoặc ý nghĩa của những điều bạn cần ghi nhớ để gán cho chúng.
Hãy nhớ lại cách học thuộc lòng một bài thơ hoặc một đoạn truyện ngắn mà bạn đã học khi học cấp 2 hoặc cấp 3 ở chương trình phổ thông. Thông thường một học sinh giỏi thường có cách học: đọc một hoặc 1 vài lượt hết toàn bộ nội dung của bài văn hoặc bài thơ đó để thực sự hiểu ý nghĩa và hình dung độ dài của nó. Sau đó sẽ chia nhỏ bài học thành từng đoạn nhỏ để học, và từng đoạn nhỏ bạn bắt đầu học theo cách nối câu. Nghĩa là: học câu số 1, sau đó học câu số 2 phải lặp lại câu số 1, hoặc câu số 3 phải lặp lại câu 1 và 2…cứ như thế học cho đến khi nào thuộc lòng hết một đoạn.
Nếu ngay từ nhỏ bạn đã chọn cho mình cách học thuộc lòng như vậy, thì rõ ràng bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ cho bất kỳ môn học nào sau này. Các tập luyện này được hiểu như cách “bắt cầu” để đơn giản cho việc học và ghi nhớ nhiều thông tin, bạn có thể bắt đầu học từ những đơn vị nhỏ nhất, sau đó học những phần kế tiếp nhưng phải lặp lại phần vừa học để tăng thêm sự lặp lại cho phần đầu và làm cho các phần được đọc liên tiếp nhau tạo thêm sự lưu loát khi bạn đọc lại nó sau này.
Tóm lại, cách ghi nhớ tối ưu nhất cho tất cả mọi trường hợp sẽ bao gồm 3 áp dụng vừa được liệt kê phần trên.
Thật vậy, với từ vựng tiếng Anh bạn hoàn toàn có thể vận dụng quy luật trên để có thể học và ghi nhớ một số lượng lớn các từ vựng trong tiếng Anh. Theo đó, bạn có thể học thuộc lòng để tạo thành các phản xạ cho riêng mình khi kết hợp vừa học để nhớ và vừa đặt ví dụ cho từng từ vựng, cụm từ vừa học.
Ce Phan đã nghiên cứu một hình thức có thể áp dụng cho giáo viên trong việc giảng dạy từ vựng trên lớp sao cho hiệu quả nhất, và một hướng dẫn khác dành riêng cho học viên để bạn có thể tự mình áp dụng tại nhà.
Cách nhớ từ vựng tiếng anh dành cho giáo viên
Ví dụ: có 40 cụm từ tiếng Anh bạn cần truyền đạt đến với 10 học viên trong 1 lớp học. Hãy nghiên cứu ý nghĩa của từ vựng và những đặc điểm tương đồng nhất của chúng với từng đặc điểm và tính cách của mỗi học viên. Điều này cũng có tác dụng rất tốt khi bạn hiểu rõ hơn về học viên của mình, hoặc có thể áp dụng để xây dựng những bài học để mỗi học viên thể hiện nhiều hơn về tính cách và những sở thích của mình.
Sau đó, bạn gán cho mỗi học viên 4 cụm từ dựa theo những đặc điểm mà bạn đã nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên, sẽ không tiết lộ 1 lúc 4 cụm từ được gán cho mỗi học viên. Bạn sẽ lần lượt theo thứ tự nhắc từng học viên hãy ghi nhớ- đợt 1 mỗi cụm từ của riêng họ.
Khi bạn học viên 1: gọi tên cụm từ của riêng mình, tới lượt học viên 2 sẽ nhắc lại cụm từ dành cho học viên 1 và gọi tên cụm từ được gán cho mình (lưu ý: học viên thứ n+ sẽ chỉ tay lần lượt và các học viên trước đó để nhắc lại cụm từ, phải nhìn và mặt họ để gọi tên cụm từ)….cứ làm lần lượt như vậy cho đến học viên thứ 10. Như vậy, bạn đã đi hết 1 lượt gọi tên với 10 cụm từ.
Tiếp tục, bạn sẽ gán nhãn các cụm từ đợt thứ hai cho mỗi học viên. Và cũng tương tự như lần 1. Lần này mỗi học viên sẽ đọc các cụm từ 10+1; 10+2; 10+3 … Mỗi học viên sẽ lần lượt tới lượt của mình và đọc nhanh những cụm từ được gán cho mỗi người.
Hãy nhắc các bạn, hãy đọc một lúc mỗi nhanh hơn ở các vòng về sau. Nhưng hãy nhắc học viên, đừng quên chỉ tay vào người được gán cụm từ trước khi đọc cụm từ vừa gán cho cho người đó.
Bằng cách này Ce Phan đã giúp cho các học viên của mình nhớ rất nhiều những cụm từ mới và đồng thời học viên có khả năng ghớ rất tuyệt vời những từ vựng tiếng Anh mà họ đã học qua.
Bạn có ngạc nhiên không khi tất cả 10 học viên của bạn có thể nhớ theo thứ tự 40 cụm từ tiếng Anh chỉ trong khoảng hơn 30 phút.
Cách nhớ từ vựng tiếng anh dành cho học viên
Hãy tự là giáo viên của riêng mình và tạo ra các nhãn cho đồ vật trong nhà hoặc các đồ chơi như búp bê, nhân vật hoạt hình…. Bạn sẽ gán nhãn cho lần lượt những đồ vật đó. Nhưng chỉ khác ở chỗ là bạn sẽ vừa đóng vai trò là giáo viên làm công việc “gán nhãn”, vừa đóng vai trò là học viên để đọc tên lần lượt các nhãn được gán cho mỗi đồ vật của mình. Bằng cách này bạn sẽ ghi nhớ lâu hơn và nhiều hơn mỗi khi nhìn vào các đồ vật trong nhà của mình.
Bạn sẽ có thắc mắc là làm thế nào nhớ được những từ vựng nếu như những đồ vật đó bị thay đổi hoặc bị mất đi. Cũng như những người bạn trong cùng 1 lớp hôm trước mà giáo viên sắp xếp hôm nay bị xáo trộn chỗ ngồi ?
Cách gán nhãn để bạn có thể gợi nhớ trong những lần đầu tiên bạn luyện tập. Như một nghiên cứu mà Ce Phan đã hướng dẫn trước đây, nếu bạn cứ dùng lặp đi lặp lại một từ vựng, một cụm từ một câu tiếng Anh hơn 144 lần bạn sẽ không bao giờ quên được nữa. Vì những điều bạn vừa luyện tập đã in một vết khắc vào bộ não của bạn và sẽ ghi nhớ ở mức dài hạn.