Học tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật như thế nào?
Vào khoảng năm 2009, 2010 tôi có mở ra một khóa học với tên chương trình là “Study English with Ce Phan”. Chương trình tập trung vào đối tượng là người trong khối ngành kỹ thuật. Vì tôi bắt đầu là một người làm kỹ thuật nên tôi hiểu khó rõ đâu là những khó khăn thực sự mà một chuyên viên kỹ thuật, một kỹ sư gặp phải trong quá trình học tiếng Anh. Trước khi bắt đầu vào học các thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật, các hướng dẫn chung và các bài học tiếng Anh giao tiếp là một chương trình bắt buộc mà một người học biết phải sử dụng được ở mức căn bản.
Mặc dù có sự khác nhau rất nhiều giữa tiếng Anh giao tiếp thông dụng và tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật, nhưng một khi người học đã nắm bắt hầu hết các cách giao tiếp và đạt được sự phản xạ trong các tình huống sử dụng tiếng Anh thông thường, thì quá trình học tiếng Anh chuyên ngành sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Lợi thế ban đầu
Bạn có những lợi thế cơ bản khi học tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật, một khi khả năng giao tiếp tiếng Anh đã ở một mức tương đối:
- Biết cách sử dụng (đặt câu ví dụ) với cách thuật ngữ dựa trên các cấu trúc căn bản trong tiếng Anh.
- Hiểu nghĩa các thuật ngữ dựa trên kiến thức mà bạn đã học ở trường, hoặc từ công việc.
- Biết cách diễn đạt hoặc truy vấn theo cách khác đối với những thuật ngữ bạn chưa biết nghĩa.
Mặc dù có nhiều hướng dẫn chung nhất về cách học mà tôi đã viết trong nhiều bài trước đây, vẫn còn nhiều bạn vẫn gặp khó khăn trong quá trình thực hành tiếng Anh chuyên ngành.
Tôi bắt gặp nhiều câu hỏi như: Tôi học chuyên ngành công nghệ thông tin (hạng tầng kỹ thuật, kiến trúc, cơ khí …) vậy tôi học tiếng Anh chuyên ngành sao cho hiệu quả nhất? Làm sao tôi có thể đọc hiểu và giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành một cách dễ dàng?
Có nhiều nguồn tài liệu để bạn có thể thực hành đọc và và nghe những thuật ngữ chuyên biệt trong các chuyên ngành khác nhau. Việc bạn cần là xác định một trong những kênh học tập mà bạn thích nhất. Tiếng Anh chuyên ngành chứa đựng nhiều thuật ngữ chuyên biệt và nhiều khí hiếm gặp khi tìm kiếm trong các từ điển thông thường, do đó, cách chung nhất là cố gắng hiểu bối cảnh hoặc tình huống đó một cách chung nhất và sau đó đọc tiếp các tài liệu liên quan.
Tôi có thói quen theo dõi nhiều kênh thông tin khác nhau để tìm hiểu trên cùng một chuyên đề bao gồm: các trang báo, blog, video, truyền hình và đọc sách …
Phải công nhận là chủ đề, sở thích và mỗi nghề nghiệp khác nhau đều có những thuật ngữ rất chuyên biệt của tiêng chúng. Vì thế mới có ngôn ngữ cho phim, ngôn ngữ may mặc, bóng rổ. Mỗi lĩnh vực có cả hàng tá, hàng trăm hay hàng nghìn thuật ngữ chuyên biệt.
Mỗi thuật ngữ là một từ hay một từ ghép đặc trựng cho mỗi bối cảnh sử dụng từ riêng biệt hay thuật ngữ có thể dùng chung cho những tình huống tương tự.
Xem thêm:
Cố gắng hiểu và không tra từ điển các thuật ngữ
Lời khuyên mà tôi hay lặp lại nhiều lần đối với các học viên tại C.E.P là cố gắng hiểu một thuật ngữ nào đó theo bối cảnh. Việc tra từ điển là điều bạn có thể làm sau cùng.
Mặc dù bạn đang sử dụng một cuốn từ điển chứa rất nhiều mục tự, giới hạn sử dụng các thuật ngữ bên trong nó vẫn rất hạn chế. Các trường hợp sử dụng riêng biệt sẽ không được liệt kê vào một từ điển thông thường. Nhưng bạn hoàn toàn có thể thấy nghĩa và chú giải một cách chi tiết hơn với Wikipedia. Hy vọng thuật ngữ mà bạn đang tìm không quá đặc biệt tới mức các công cụ Online cũng không thể giúp gì cho bạn !
Dẫu vậy bạn vẫn có thể hiểu được một thuật ngữ thông qua các bối cảnh khác nhau, được sử dụng trong trong các văn bản, bài viết, báo chí … Nói tóm lại bạn phải tìm hiểu để biết “Từ vựng liên kết” (the taget language) và tránh việc sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ để hiểu một mục từ nào đó.
Các kênh tìm hiểu thông tin thuật ngữ chuyên ngành:
- Google. (gõ trực tiếp một thuật ngữ tiếng Anh và tìm đọc những bài báo liên quan)
- Wikipedia (tìm hiểu định nghĩa, nguồn gốc và cách sử dụng của một thuật ngữ nào đó)
- Youtube (xem cách video diễn dãi, hoặc minh hoạ hoạt họa về một thuật ngữ hoặc chuyên đề mà bạn quan tâm)
- C.E.P (www.cep.com.vn) đọc các bài báo song ngữ Anh-Việt theo các chuyên ngành khác nhau
- VOBMappping (www.vobmapping.vn) trang web liên kết từ vựng theo cách thuật ngữ đi kèm và liên kết tới các bài viết liên quan.
Một điều nữa mà bạn cần phải lưu ý, việc học thuật ngữ chuyên ngành sẽ hữu ích và dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn đã nắm vững được các thuật ngữ thông dụng trong cuộc sống thường nhật và có khả năng sử dụng chúng trong các tình huống giao tiếp.
Với chương trình học Combo tiếng Anh giao tiếp dành cho người học và làm trong khối ngành kỹ thuật tại CEP. Học viên khi đăng ký một khóa học tiếng Anh giao tiếp 6 tháng sẽ được tặng 3 tháng học tiếng Anh giao tiếp chuyên ngành kỹ thuật ở mức sơ cấp, bao gồm các bài học phù hợp cho những chuyên ngành: Kiến Trúc, Xây dựng, Kỹ thuật đô thị, Cơ khí và Công nghệ thông tin. Chương trình ưu đãi sẽ diễn ra đến hết ngày 31/5/2017