Luyện đọc tiếng Anh một cách hiệu quả
Để giúp các bạn có thể tự học tiếng Anh tại nhà, mình trích ra bài viết “Luyện đọc tiếng Anh hiệu quả” này như một sự hướng dẫn riêng cho kỹ năng đọc tiếng Anh. Bài viết này dành cho các bạn ở trình độ tiếng Anh sơ trung cấp trở lên (Pre-intermediate). Đối với các bạn ở trình độ tiếng Anh cơ bản thì chỉ cần đọc hiểu từng từ, cụm từ và câu như cách đọc thông thường. Bởi vì ở cấp độ này không đòi hỏi bạn phải đọc thật nhanh để hiểu một tài liệu tiếng Anh nào đó. Có 2 trường hợp như sau:
1. Đọc để tham dự các cuộc thi như Toeic, Ielts, Toefl..
Chỉ khác với cách đọc thông thường (đọc từ trái qua phải- từ trên xuống dưới) ở chỗ là các bạn phải ngay lập tức xác định được nội dung khái quát của bài đọc đó (nó nói về cái gì) rồi nhanh chóng sang phần câu hỏi để trả lời câu hỏi, hỏi câu nào thì đọc kĩ phần đó để trả lời thôi. Để từng bước xây dựng thành một kỷ năng đọc tiếng Anh bạn cần đến 2 phương pháp đọc, đó là: đọc lướt (skimming) và đọc để lấy thông tin chi tiết (scanning).
Tìm hiểu về Skimming
Skimming là dùng mắt đọc lướt qua toàn bộ bài khóa để lấy ý chính và nội dung bao quát của bài.
Khi nào cần dùng kỹ năng skimming?
- Skimming để xem ý nghĩa của bài đọc để xác định đâu là những thông tin quan trọng
Các bước trong Skimming:
- Đầu tiên hãy đọc chủ đề của bài (đây là phần tóm tắt ngắn gọn nhất nội dung của bài)
- Đọc đoạn giới thiệu, hoặc khái quát
- Đọc trọn đoạn đầu của bài khóa
- Đọc các câu phụ đề nếu có và tìm mối tương quan giữa chúng.
- Đọc câu đầu tiên của các đoạn còn lại:
- ý chính của mỗi đoạn thường nằm ở câu đầu tiên (được gọi là câu chủ đề)
- Nếu như tác giả bắt đầu bằng một câu hỏi, một lời dẫn, thì có thể ý chính sẽ nằm ở câu cuối
- Đọc sâu hơn vào bài khóa, hãy chú ý:
- Những từ đầu mối trả lời cho các câu hỏi : who, what, when, why, how
- Danh từ riêng
- Các từ khác biết, đặc biệt là các từ viết hoa
- Liệt kê
Tính từ số lượng ( best, most, worst, …)
Những dấu hiệu đánh máy: in nghiêng, in đậm, gạch chân, …
Nếu có tranh, biểu đồ hay sơ đồ hãy nhìn lướt thật nhanh
- Đọc toàn bộ đoạn cuối
Chú ý: Khi chúng ta đọc lướt không có nghĩa là chúng ta đọc từng chữ và thông thường như cách chúng ta đọc từ trái qua phải. Và để nâng cao kỹ năng đọc skimming bạn nên thực hành những bước trên càng nhiều càng tốt.
Tìm hiểu về Scanning
Scanning là đọc thật nhanh để lấy những dữ liệu cụ thể, những thông tin chi tiết trong bài viết.
Giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam không giống ai?
Khi nào cần dùng kỹ năng scanning?
Scanning thường được sử dụng khi tìm kiếm các dữ liệu như tên riêng, ngày, thông số, hoặc các từ trong bài khóa mà không cần đọc và hiểu được những phần khác của bài
Các bước trong Scanning là gì:
- Luôn luôn phải định hình trong đầu xem bạn đang tìm kiếm thông tin gì. Nếu như xác định được các thông tin cần tìm kiếm trong bài một cách rõ ràng thì khi bạn tìm các từ trong bài sẽ dễ hơn.
- Dự đoán xem các thông tin trong bài khóa ở dạng nào số, tên riêng, ngày tháng, … và có thể nằm ở đoạn nào
Phân tích cách tổ chức bài khóa trước khi bắt đầu scanning:- Có thể là trong tiêu đề, biều đồ, hoặc trong phần in đậm?
- Thông tin có thể được sắp xếp theo vần, theo số liệu giống như trong danh bạ điện thoại, bảng chú giải?
- Đưa mắt thật nhanh nhìn vào nhiều dòng cùng một lúc
- Khi tìm thấy câu có chứa thông tin cần tìm hãy dừng lại và đọc toàn bộ câu đó
- Bạn có thể đọc từ trên xuống dưới (từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái), đọc theo đường chéo và đọc theo điểm tâm của đoạn. Phần này sẽ chia sẻ với các bạn trong một bài viết khác.
Khi Scanning, bạn phải luôn xác định lướt qua bài khóa mà không cần hiểu nội dung của nó.
2. Đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu, biết thêm thông tin
Đối với cách đọc này thì các bạn nên làm theo các bước sau:
Lựa chọn bài đọc cho phù hợp với mình cả về trình độ và lĩnh vực mình quan tâm.
- Về độ khó: cũng được chia ra như sau: khó (khoảng 70% từ mới), vừa (khoảng 50 % từ mới), dễ ( khoảng 10-20% từ mới) công việc này rất quan trọng các bạn nên đọc lướt qua trước để xác định cho phù hợp. (không nên đọc những bài dễ quá vì sẽ không giúp mình nâng cao trình độ, cũng như các bài khó quá vì mình sẽ nản, chỉ nên đọc các bài vừa sức với mình thôi).
- Về lĩnh vực: mình quan tâm đến chủ đề nào thì chỉ đọc các bài đọc liên quan đến chủ đề đó thôi, không nên đọc lan man, tốn thì giờ.
- Các bước khi đọc:
- Đọc trước các tiêu đề, những gì nổi bật nhất từ bài đọc đó (như in đậm, hình ảnh, gạch chân, v.v..) để xác định các kiến thức cũng như từ vựng có liên quan đến chủ đề cần đọc.
- Đọc kĩ các câu mở đầu của một đoạn vì nó thường chứa thông tin quan trọng nhất của toàn bài, giúp bạn hình dung được nội dung của bài viết
- Tiến hành đọc cụ thể chính thức: đọc kĩ nội dung từng đoạn.
- Các việc không nên làm khi đọc:
- Tra từ mới. Khi đọc mà thấy từ mới thì tạm thời đánh dấu, hoặc gạch chân rồi đọc tiếp cho hiểu được đại ý của toàn bài (vì khi bạn tra từ thì sẽ ngắt mạch suy nghĩ của bạn, khó nắm bắt được ý chính của đoạn), sau khi đọc xong toàn bộ bài thì lúc này mới tra từ mới để giúp mình hiểu sâu hơn cũng như học từ (theo mình chỉ nên tra những từ mà làm cho đại ý của toàn bài trở nên khó hiểu thôi, còn những từ khác có thể đoán nghĩa được thì thôi).
- Đọc thầm bằng cách lẩm nhẩm bằng miệng: vì nó sẽ hạn chế tốc độ đọc cũng như khả năng hiển khái quát toàn bài của bạn. Mình đọc lấy ý là chính, trừ trường hợp bạn đọc để sữa lỗi chính tả hay lỗi ý thì cần đọc to.
- Đọc từng chữ, sẽ hạn chế tộc độ đọc của bạn, các bạn nên đọc thành cụm từ, và bỏ những từ không cần thiết như is, are, of…
- Đọc quay lại: khi bạn không chắc ý nghĩa của câu mình vừa đọc có đúng hay không thì bạn có xu hướng đọc quay lại, điều này là không nên vì theo các nhà nghiên cứu thì thói quen này không giúp bạn hiểu thêm nghĩa của câu mà còn làm giảm tốc độ đọc của bạn nữa đấy. Hãy nên nhớ rằng, tốc độ đọc càng nhanh, bạn càng tập trung, bạn càng hiệu nội dung của bài.
- Các việc nên làm khi đọc
- Đánh dấu những chỗ cần thiết để quay lại đọc sau khi cần thiết.
- Nên ghi chú (Take Notes) điều này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn nội dung của bài (dĩ nhiên là chỉ nên làm sau khi đọc xong. (theo mình các bạn nên sử dụng mindmap).
- Các nguồn tài liệu: tùy thuộc các bạn, các bạn có thể lấy tài liệu trong lớp, hoặc lên thư viện và Internet là một nguồn tài liệu phong phú (như các bản tin NEWS, hoặc các bài báo cáo Report, các bài giảng của thầy cô).