Lý giải tại sao sinh viên lại gian lận trong thi cử ?
Tại sao sinh viên lại gian lận trong thi cử ?
Gian lận trong trường đại học đã đồng hành với chúng ta kể từ khi bắt đầu có việc giáo dục ở cấp cao hơn cấp phổ thông. Trong những tháng gần đây, các trường hợp gian lận, trong đó có cả việc gian lận với quy mô lớn tại các trường đại học ưu tú, đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn đáng kể.
Nhiều trong số những hành vi này cũng có thể bắt đầu hình thành ngay ở cấp trung học. Một cuộc khảo sát được tiến hành bởi nhà nghiên cứu về tính liêm chính nổi tiếng – giảng viên đại học Don McCabe, cho thấy vấn đề này trong các trường trung học lan rộng như thế nào.
Mời bạn tham khảo thêm:
Gian lận trên phạm vi rộng
Trong một cuộc khảo sát 24.000 sinh viên tại 70 trường trung học, McCabe đã nhận thấy “64% học sinh đã thừa nhận gian lận trong làm bài kiểm tra, 58% thừa nhận đạo văn và 95% cho biết họ tham gia vào một số hình thức gian lận, hoặc là trong bài kiểm tra, hoặc là đạo văn hoặc sao chép bài tập về nhà”.
Thống kê về việc gian lận đối với sinh viên đại học thì cũng nhiều tương tự. Những cuộc khảo sát cho thấy có tới 70% sinh viên kể lại một số loại gian lận trong học đại học. Những kết quả khảo sát này, hiện vẫn giữ nguyên giá trị theo thời gian, miêu tả cho trạng thái muôn màu muôn vẻ của những hành vi gian lận.
Vậy thì, điều gì có thể có thể dẫn đến những hành vi như vậy?
Với tư cách người quản lý về đạo đức Sinh viên, tôi có trách nhiệm đối với việc giải quyết các hành vi này trong 16 năm qua. Tôi cũng đã từng là chủ tịch của Hiệp hội Quản lý Đạo đức (ASCA), một tổ chức của hơn 3.300 chuyên gia đang làm việc về hạnh kiểm của sinh viên tại hơn 1.800 tổ chức trên khắp nước Mỹ và Canada. Tất cả những vị trí này đã cho tôi những hiểu biết sâu sắc độc đáo trong vấn đề gian lận vượt ra ngoài phạm vi trường của tôi. Và tôi có thể nói rằng những kết quả này là không ngạc nhiên chút nào đối với tôi.
Học sinh gian lận vì nhiều lý do:
Việc đó có thể là một quyết định có chủ ý, đã được tính toán cốt sao có được điểm số cao nhất. Thông thường, sự gian lận được thúc đẩy bởi con đường dẫn đến thành công mà các học sinh nhìn thấy xung quanh chúng – những người gian lận mà không gánh chịu bất kỳ hậu quả thực sự nào.
Từ các chính trị gia lừa dối, đến những vụ bê bối của công ty như Enron, đến vụ scandal về dùng chất kích thích ở đội bóng chày Major League Baseball, đển vụ “nhụt ý chí” của NFL (Liên đoàn bóng đá quốc gia), sinh viên của chúng ta được bao bọc bởi những ví dụ về các hành vi không trung thực.
Điều tồi tệ hơn, xã hội dường như còn thưởng cho các cá nhân vì hành vi không trung thực của họ. Rồi thì các học sinh sẽ đi đến chỗ tin rằng hành vi không trung thực được khen thưởng và thường không ngần ngại để tham gia vào nó.
Kinh nghiệm của tôi cho thấy học sinh tham gia vào một phân tích chi phí / lợi ích theo kiểu này: “Nếu mình gian lận và không bị bắt, phần thưởng là một điểm ‘A’ về môn học, được nhập học vào một trường chuyên nghiệp/ đại học theo sự lựa chọn của mình hoặc nhận được một công việc làm tử tế. Còn nếu mình có bị bắt, thì điều đó cũng không phải là xấu như những gì công ty Enron đã làm, vì vậy hậu quả cũng sẽ không tồi tệ như vậy đâu”.
Tôi phát hiện ra rằng ví dụ mà chúng tôi nêu ra về mặt xã hội ở trên chính là lý do quan trọng nhất đối với việc gian lận của học sinh.
Điều này cũng được kết hợp với một áp lực “phải thành công”. Những sinh viên này đã lớn lên trong một nền văn hóa mà ngay cả những đội bóng mà điểm số ít nhất cũng có được một danh hiệu. Vì vậy, chúng không được chuẩn bị cho sự thất bại.
Khi chúng tin rằng chúng sắp sửa thất bại (điều mà ngày nay thường là bất cứ cái gì ít hơn điểm “A”), thì các sinh viên sẽ làm bất cứ điều gì cần đến để tránh được nó, bởi vì chúng không muốn để cho người khác (thường là gia đình) thất vọng.
Các trường trung học hiện không dạy về nghiên cứu
Một lý do khác đối với sinh viên gian lận là không được chuẩn bị trước cho công việc ở cấp trường cao đẳng hay chuyên nghiệp. Trải qua nhiều năm giải quyết các vấn đề về hành vi đạo văn, tôi đã thấy từng lứa học sinh liên tiếp, các em cùng viết một bài nghiên cứu, và đều không được cấp thẩm quyền hợp thức. Đây không phải là vì chúng đang dùng uy tín từ những lời của người khác, mà đơn giản chỉ vì chúng chưa bao giờ được dạy làm thế nào để viết một bài nghiên cứu.
Tôi đã có nhiều cuộc đối thoại trong nhiều năm với những sinh viên mà chúng thực sự không hiểu làm thế nào để viết một bài nghiên cứu. Vì vậy, nhiều trường trung học ngày này đang giảng dạy với số lượng lớn các bài kiểm tra được tiêu chuẩn hóa. Kết quả là, việc học để nghiên cứu như thế nào đang bị mất đi. Trong khi đó, trường hợp gắp khó khăn quá nhiều, họ tìm đến các dịch vụ Writing Services, Essay Help tại Maas Education, Essay Shark,… để nhận sự hỗ trợ
Ngoài ra, sinh viên đang không được dạy phải diễn giải ra sao. Vì vậy, chúng chỉ cần cắt và dán (copy & paste) từ các bài báo chúng đọc trên internet – việc đó thì dễ dàng, nhanh chóng và chả cần nỗ lực gì nhiều để làm nó.
Một số người khác không có bất kỳ sự tự tin nào vào suy nghĩ của riêng mình. Vì vậy, khi có cơ hội để viết một bài báo trong đó họ phải chia sẻ những ý tưởng riêng của họ, đơn giản họ chỉ cần vào internet và cắt và dán những từ hoặc ý tưởng của người khác nào đó, nghĩ rằng chúng có giá trị còn cao hơn cái riêng mà họ nghĩ ra.
Tôi từng có một học sinh đã cắt và dán phần lớn bài của mình từ internet. Khi được hỏi lý do tại sao cô ấy lại làm việc đó, cô nói rằng tác giả của bài kia đã nói thay cho những gì cô sinh viên này muốn nói một cách hùng hồn hơn nhiều. Cô cho biết cô sợ thay đổi nó bằng cách sử dụng từ ngữ riêng của mình, vì điều đó có thể là một diễn giải thiếu chính xác.
Sinh viên này thiếu tự tin vào khả năng của mình để giải thích những gì cô đọc được và sau đó chuyển nó theo cách riêng của mình. Một sinh viên khác đã từng chia sẻ rằng anh ta không có hiểu biết nhiều như tác giả mà anh ta đã lấy thông tin. Người sinh viên này đã kết luận: “Tại sao giáo sư cứ muốn nghe suy nghĩ riêng của sinh viên?”.
Điều này là một sự sa sút tiềm tàng về việc giảng dạy để làm bài kiểm tra, như nhiều nhà giáo dục trung học của chúng ta đang bị buộc phải làm – học sinh không thể suy nghĩ và giải quyết vấn đề cho chính họ.
Và khi họ buộc phải làm như vậy, họ chỉ cần lấy những ý tưởng của người khác.
Gian lận có thể chính là một lời kêu cứu
Một số người khác gian lận bởi vì họ kém trong kỹ năng quản lý thời gian. Việc học đại học là một thách thức, và một số sinh viên đánh giá thấp về lượng thời gian họ phải bỏ ra cho việc học này. Khi họ mất tự chủ về thời gian, họ hoảng sợ và chọn đi đường tắt.
Đôi khi những sinh viên này cũng không dành ưu tiên một cách thích đáng cho những sự kiện xã hội hoặc hoạt động ngoại khóa trong việc học tập của họ.
Cuối cùng, một số sinh viên gian dối bởi vì đến lúc đó nó thành một lời kêu cứu. Tôi sẽ không bao giờ quên một sinh viên tôi đã gặp nhiều năm trước đây trong một trường hợp gian lận.
Anh này đã thừa nhận trách nhiệm và chấp nhận hậu quả bị rớt về môn thi của mình. Tôi cảm thấy bị thuyết phục rằng anh ta thực sự đã học được bài học từ sự kiện này. Tuy nhiên, ngay trong tuần đó, anh ta lại bị buộc tội bởi chính hành vi gian lận đó khi thi lại môn học.
Đó là thời gian đầu trong sự nghiệp của tôi, và tôi đã sẵn lòng để loại bỏ anh ta khỏi trường của chúng tôi. Tuy nhiên, khi tôi phát hiện ra nhiều điều hơn, tôi đã biết được rằng bạn gái của anh ta vừa mới chia tay với anh ta, bà ngoại của anh ta (người mà đối với anh ta rất thân thiết) gần đây đã qua đời và mẹ của anh ta lại vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối (tôi đã thực sự có bằng chứng về mỗi một trong những sự kiện này).
Sự kết hợp của các sự kiện đó đã khiến sinh viên này không thể tập trung vào việc học tập của mình. Trong khi những sự cố này chắc chắn không thể bào chữa cho hành vi của anh ta, thì chúng đã giúp giải thích lý do tại sao anh ta lại thực hiện sự lựa chọn tồi tệ như thế.
Anh ta sợ phải yêu cầu giúp đỡ. Chỉ khi xảy ra là không còn lựa chọn nào khác, anh ta mới trải lòng về những gì anh đang phải đối phó. Tôi đã có thể quy trách nhiệm một cách thích đáng trong anh ta trong khi cũng đảm bảo rằng anh ta đã có tiếp cận với những nguồn an ủi, thông tin mà sẽ giúp anh ta giải quyết trạng thái cảm xúc hiện tại của mình.
Người sinh viên này đã học tiếp tục để ra trường một khi anh ta có thể phục hồi lại cuộc sống riêng của mình. Nếu mà khoa của anh ta không quan tâm mà xử lý khéo trước hành vi gian lận đó, thì anh ta nhiều khả năng đã bỏ học giữa chừng.
Tôi không bao giờ quên bài học mà người sinh viên này đã dạy tôi.
Các nhà quản lý, giảng viên của khoa có thể làm gì để giúp đỡ?
Tôi đã hiểu được rằng mình nên đặt nhiều câu hỏi hơn. Bây giờ, tôi cố gắng đào sâu hơn một chút khi cố gắng tìm ra lý do tại sao một sinh viên đưa ra một sự lựa chọn nào đó. Ngoài ra, điều đó đã định hình việc tôi trình bày ra sao trước khoa, trước các giảng viên về tầm quan trọng của báo cáo về việc gian lận.
Tôi hay nghe từ giảng viên rằng hoặc là họ không muốn sẽ là lý do mà một học sinh bị rơi vào rắc rối, hoặc là họ không cần phải đối phó với những vấn đề này.
Khi tôi kể câu chuyện của sinh viên này, điều đó định hình lại cho các giảng viên về tầm quan trọng của việc báo cáo về sinh viên của họ. Nó thực sự không phải là về việc có học sinh gặp khó khăn; đúng hơn, nó là về việc bảo đảm một ai đó bằng việc đào tạo có thể tương tác với sinh viên để giúp và xây dựng cho họ thành công khi xử lý những thách thức của cuộc sống.
Khi giảng viên nhìn thấy là có khả năng giúp đỡ học sinh này, họ trở nên thiện chí hơn nhiều để báo cáo.
Gian lận là một thách thức đối với xã hội chúng ta, cả ở các trường trung học và các mức bằng cấp trong trường đại học. Tuy nhiên; chúng ta cần nhớ, hiếm khi đó là một hành động được lên kế hoạch trước, đã được suy nghĩ cẩn thận. Mà thường thì đó là một hành động bốc đồng.
Để có một tác động thực sự, chúng ta cần phải giải quyết các vấn đề tiềm ẩn.
Chris Loschiavo là Trưởng khoa, Giám đốc phụ trách về Hạnh kiểm học Sinh và Giải quyết xung đột tại Đại học Florida.
Dịch bởi: Ngọc Yến
Why Do Students Cheat? Listen to This Dean’s Words
Cheating in college has been with us since the inception of higher education. In recent months, cases of cheating, including large-scalecheating at elite colleges, have led to considerable turmoil.
Many of these behaviors could well start to take shape right at the level of high school. A survey conducted by renowned academic integrity researcher Don McCabe shows how widespread the problem is in high schools.
Large-scale Cheating
In a survey of 24,000 students at 70 high schools, McCabe found “64% of students admitted to cheating on a test, 58% admitted to plagiarism and 95% said they participated in some form of cheating, whether it was on a test, plagiarism or copying homework.”
Statistics for cheating for college students are much the same. Surveys indicate as high as 70% of students report some kind of cheating in college. These survey results, which have remained consistent over time, represent a variety of behaviors.
So, what could possibly lead to such behaviors?
As Director of Student Conduct, I have been responsible for addressing these behaviors for the last 16 years. I have also served as president of the Association for Student Conduct Administration (ASCA), an organization of over 3,300 professionals doing student conduct work at over 1,800 institutions across the US and Canada. All these positions have given me unique insights into the issue of cheating beyond my institution. And I can say these results are not at all surprising to me.
Students cheat for a variety of reasons:
It can be an intentional, calculated decision in order to get ahead. Often, it is motivated by the path to success that they see around them – people cheating without incurring any real consequences.
From politicians cheating, to corporate scandals such as Enron, to the steroid scandal in Major League Baseball, to the NFL’s “deflategate,” our students are surrounded by examples of dishonest acts.
What’s worse, society seemingly rewards these individuals for their dishonest behaviors. Students then come to believe that dishonest behavior is rewarded and often do not hesitate to engage in it.
My experience shows students engage in a cost/benefit analysis that goes like this: “If I cheat and don’t get caught, the reward is an ‘A’ in the class, admission to a graduate/professional school of my choice or a great job. If I get caught, it isn’t as bad as what Enron did, so the consequence won’t be so bad.”
The example we set as a society is what I have found to be the most significant reason for students cheating.
This also gets combined with a pressure to succeed. These students have grown up in a culture where even the team that scores the least gets a trophy. So they are not prepared for failure.
When they believe they are going to fail (which nowadays is often anything less than an “A”), students will do whatever it takes to avoid it, because they don’t want to let others (often family) down.
High Schools Are Not Teaching Research
Another reason for student cheating is being unprepared for college level work. Over my many years addressing the issue of plagiarism, I have seen student after student who has written a research paper and not given proper attribution. This is not because they were taking credit for someone else’s words, but simply because they were never taught how to write a research paper.
I have had many conversations over the years with students who truly don’t understand how to write a research paper. So much of high school these days is teaching to the large number of standardized tests. As a result, learning how to research is being lost.
Also, students aren’t being taught how to paraphrase. So, they just cut and paste from the articles they read on the internet – it is easy, quick and takes very little effort to do this.
Some others don’t have any confidence in their own thoughts. So when given the chance to write a paper in which they must share their own ideas, they simply go to the internet and cut and paste someone else’s words or ideas, thinking they are worth more than their own.
I once had a student who cut and pasted large parts of her paper from the internet. When she was asked why she did it, she stated that the author had said what she wanted to say much more eloquently. She said she was afraid of changing it using her own words, as it could be an incorrect interpretation.
This student lacked confidence in her ability to interpret what she read and then translate it in her own words. Another student once shared that he didn’t know as much as the author he took his information from. He concluded, “Why would the professor want to hear the student’s own thoughts?”
This has been a potential downfall of teaching to the test, as many of our secondary educators are being forced to do – students aren’t able to think and problem-solve for themselves.
And when they are forced to do so, they simply take someone else’s ideas.
Cheating Could Be A Cry For Help
Some others cheat because they have poor time management skills. College work is challenging, and some students underestimate how long it will take them. When they run out of time, they panic and take a shortcut.
Sometimes these students also have inappropriately prioritized social or extracurricular events over their academic work.
Finally, some students cheat because it is a cry for help. I will never forget a student I met with many years ago for a cheating case.
He admitted responsibility and accepted the consequence of a failing grade in his class. I felt convinced that he truly learned from this incident. However, within the week, he was accused of engaging in the very same behavior in the same class again.
This was very early in my career, and I was ready to remove him from our institution. However, as I found out more, I learned that his girlfriend had just broken up with him, his grandmother (to whom he was very close) had recently passed away and his mother had been recently diagnosed with terminal cancer (I did actually have proof of every one of these events).
The combination made it impossible for this student to focus on his academics. While these incidents certainly didn’t excuse his behavior, they helped explain why he made such bad choices.
He was afraid to ask for help. It was only when there appeared to be no other option, did he open up about what he was dealing with. I was able to hold him accountable appropriately while also making sure he had access to the resources that would help him address his current emotional state.
He went on to graduate from the institution once he was able to get his life back together. Had his faculty not bothered to address the behavior, he would have likely dropped out.
I have never forgotten the lesson this student taught me.
What Can Administrators, Faculty Do to Help?
I learned to ask more questions. Now, I try to dig a little deeper when trying to find out why a student made a certain choice. Additionally, it has shaped how I present to faculty on the importance of reporting cheating.
So often I hear from faculty either that they don’t want to be the reason a student gets into trouble, or that they shouldn’t have to deal with these issues.
When I tell the story of this student, it reframes for faculty the importance of reporting. It really isn’t about getting the student in trouble; rather, it is about making sure someone with training can interact with the student to help and set the student up for success when dealing with life’s challenges.
When faculty see it as potentially helping the student, they become much more willing to report.
Cheating is a challenge for our society, both at the high school and college levels. We need to remember, however, that it is rarely a thought-out, premeditated act. More often, it is an impulsive act.
To have a real impact, we need to address the underlying issues.
Chris Loschiavo is Associate Dean, Director Student Conduct and Conflict Resolution at University of Florida.