Học nghe tiếng Anh đúng phương pháp như thế nào?
Các chương trình học tiếng Anh đang có nhiều đổi mới và dần cho thấy hiệu quả. Học sinh đã có nhiều cơ hội để nghe- nói ngay tại lớp học. Vì thế hiệu quả mang lại là sự thay đổi rõ rệt về số lượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn đầu vào trong trường quốc tế tại Việt Nam, hoặc du học tại các nước nói tiếng Anh. Tuy nhiên, thầy cô tại các trường vẫn còn bối rối trong việc giảng dạy hoặc hướng dẫn học sinh để các em có thể dễ dàng tự học mà vẫn không bị tụt lại so với các bạn đang học các chương trình đổi mới.
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các em cách tự học nghe tiếng Anh đúng phương pháp tại nhà mà có thể nghe hiểu các giọng đọc của người bản xứ và giao tiếp lưu loát với họ.
“Hãy nghe càng nhiều càng tốt!” – Là lời khuyên đầu tiên, các em nên nghe tiếng anh ít nhất một vài lần mỗi ngày. Tôi đã khuyên học trò của mình làm theo cách này, các em đã làm theo và có được một sự phát triển vững vàng. Kĩ năng nói đã được cải thiện đáng kể trong một thời gian ngắn, chỉ bằng cách nghe tiếng anh mỗi ngày.
Kĩ năng nghe sẽ giúp cải thiện kĩ năng nói như thế nào?
Chúng ta học hiệu quả nhất thông qua các câu gợi ý từ mọi người xung quanh, ví dụ như khi học tiếng Việt bằng cách lắng nghe bố mẹ nói, những người hàng xóm nói, thầy cô và bạn bè nói. Một đứa trẻ từ từ nắm bắt được những điều đó, khi đó đứa trẻ sẽ cố gắng hết sức để nói đi nói lại những câu nói vừa nghe, thậm chí nó có thể không nói được ngay từ lần đầu tiên. Mặc dù thế đứa trẻ vẫn tiếp tục và cuối cùng nó cũng có thể nói thành thạo sau một quãng thời gian. Không có những gợi ý tốt từ những người xung quanh, đứa trẻ đó có thể sẽ không biết cách nói lưu loát, chính xác và hiệu quả như bây giờ được. Sẽ mất một khoảng thời gian, nhưng nếu các em bắt đầu ngay hôm nay và kiên trì với nó, các em sẽ thấy được sự khác biệt lớn trong khả năng nói của mình. (Xem thêm phương pháp ở đây)
Mời bạn tham khảo thêm:
Học trò của tôi thường hỏi: “ Chúng ta nên nghe những gì?”.
Ngày nay, có rất nhiều thứ có thể dùng để “luyện nghe”. Nhiều sách giáo khoa kèm theo băng cát-xét hay đĩa CD. Tôi thích nghe đĩa CD một vài lần trước khi tôi chép các dữ liệu vào máy tính để khỏi phải lo lắng khi nghe bằng cát-xét hay đĩa CD nếu chúng bị hư giữa chừng. Bên cạnh các tài liệu sách, các em có thể nghe các bài hát hoặc đĩa DVD bằng tiếng anh. Đó là những cách tốt nhất không chỉ cải thiện khả năng nói mà còn học thêm nhiều nền văn hóa khác. Nếu các em sống ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Nha Trang… thì sẽ thuận tiện hơn nhiều, các em có thể xem ti vi hoặc nghe đài bằng tiếng anh, hoặc kết nối truyền hình cáp nếu các em ở một địa phương khác.
Câu hỏi kế tiếp mà học trò hay hỏi là: “ Chúng ta nên nghe như thế nào?”
Nghe có vẻ như là một câu hỏi đơn giản, nhưng thật sự không hề đơn giản. Có hai phương pháp phổ biến để nghe. Một được gọi là “nghe sâu” (intensive listening) và cách còn lại gọi là “nghe rộng” (extensive listening):
“Nghe sâu”, là những gì học sinh thường nghe ở trên lớp. Giáo viên mở băng cát-xét hoặc phát biểu một câu và học sinh sẽ phải cố gắng để hiểu 100% những gì mà họ đã nghe được. Sau khi nghe học sinh có thể lặp lại những gì đã nghe, nói lớn trước lớp, hoặc nói thầm với chính mình. Đôi khi học sinh chép lại những câu vừa nghe. Với việc “ nghe sâu” các em có thể học để nói các câu một cách chính xác. Vấn đề với việc “nghe sâu” là mất rất nhiều thời gian chỉ để học một vài câu. Nó cũng có thể rất nhàm chán nếu các em làm nó quá nhiều trong một lần.
Học sinh cần nghe nhiều để thật sự học tốt. Cách để nghe tiếng anh nhiều lần là “ nghe rộng”, học sinh không cần phải hiểu hết 100%. Học sinh chỉ phải cố gắng để hiểu nhiều hơn những lần các em đã nghe trước đó. Cho nên, nếu lần đầu tiên chỉ hiểu khoảng10% nội dung, và sau một vài lần hiểu được 15% nội dụng thì kết quả đã thành công. Hoặc nếu ngay lúc bắt đầu nghe và hiểu được 70% nội dung, sau đó là 83% sau khi học sinh đã ở trình độ cao hơn là một kết quả tốt. Học sinh đôi khi cảm thấy không thoải mái nếu không hiểu được 100% nội dung, nhưng cách nghe này lại rất hữu ích.
“Nghe rộng” không chỉ thú vị hơn nhiều so với “nghe sâu” mà còn mang tới nhiều cơ hội để nghe nhiều giọng khác nhau, nhiều cách nói khác nhau. Nó cũng giúp sử dụng tốc độ nhanh tự nhiên trong nói tiếng anh. Khi nghe nhiều video và các bài hát, các em sẽ thấy rằng những từ vựng quan trọng nhất và những cấu trúc câu được lặp đi lặp lại. Và theo đó các em sẽ có thể học nó một cách tự nhiên. Về mặt tiêu cực, học sinh khi ‘ nghe rộng” , thỉnh thoảng lại thấy lười khi nghe nhiều nội dung khác nhau, hoặc không hiểu hầu hết nội dung bài nghe. Đó là lí do tại sao học sinh phải làm cả hai “ nghe sâu” và “nghe rộng”.
Tôi nghĩ học sinh biết làm thế nào để “ nghe sâu” khá tốt, bởi vì giáo viên hay cho học sinh thực hành ngay trên lớp. Về cơ bản là học sinh phải nghe-lặp lại, nghe-lặp lại, nghe-lặp lại! Tuy nhiên học sinh không quen với việc “ nghe rộng”, và đây là một vài lời khuyên:
1. Các em hãy tìm một thứ gì đó mà các em thấy thích, thật sự thích! Bởi vì nếu thích nó, chắc chắn các em sẽ nghe rất nhiều lần, đó là một cách dễ dàng để cải thiện tiếng Anh.
2.Hãy sử dụng phụ đề tiếng Anh hiển thị song song với lời thoại nếu các em học thông qua các DVD hoặc VCD
3. Sau khi đã tiến bộ được một tí, hãy tắt phụ đề đi (hoặc làm lại chúng) để thật sự kiểm tra khả năng nghe.
4. Khi đã nghe được nhiều lần rồi, thì hãy tập trung vào nhịp điệu của các câu nói, sau đó hãy thử so sánh với cách phát âm (nói-đọc theo) của mình.
5. Cố gắng bắt chước khi bạn nghe. Cố gắng nhép môi khi các em tập nghe. Bằng cách này, các em có thể luyện tập nói và nghe cùng lúc.
Chúc các em có thể tự học tiếng anh thành công!