Cách xây dựng chương trình học tiếng Anh cho trẻ em hiệu quả
Việc thiết kế một chương trình học tiếng Anh phù hợp cho trẻ em vào từng độ tuổi khác nhau sẽ giúp cho bé dễ dàng tiếp cận, năm bắt được ngôn ngữ một cách dễ dàng và chuẩn xác nhất. Từ đó, tạo nên nền tảng vững chắc cho tương lai của bé sau này. Ngay bây giờ, Cep sẽ định hướng xây dựng lộ trình học tiếng Anh cho bé để cho các phụ huynh có thể tham khảo và có sự lựa chọn thích hợp cho con em mình.
Lợi ích của các chương trình học tiếng Anh cho trẻ em
Giúp khơi dậy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bé
Khi tham gia các chương trình học tiếng Anh, trẻ em sẽ học được nhiều điều mới mẻ hơn thay vì chỉ tiếp xúc với việc học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, bé cũng có cơ hội thể hiện năng lực và trí tưởng tượng của mình. Cụ thể:
- Tại các chương trình học tiếng Anh, không khí nhộn nhịp của lớp học với đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên nghiệp và dày dặn kiến thức chuyên môn sẽ khuyến khích tính tò mò của trẻ, giúp các bé có động lực để luyện nói tiếng Anh cũng như được tham gia các hoạt động học vui chơi với bạn bè trong lớp.
- Các hoạt động học tập thường kết hợp giữa vận động thể chất – giải trí – tư duy nhằm giúp trẻ hào hứng trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, các câu đố mẹo – thường được sử dụng nhiều trong các chương trình học tiếng Anh – giúp nâng cao khả năng tư duy và tưởng tượng của trẻ.
- Học từ vựng một cách tự nhiên thông qua nhiều hình ảnh – các thẻ từ, tranh vẽ, câu chuyện minh họa,… cũng góp phần kích thích thêm trí tưởng tượng của trẻ mạnh mẽ hơn.
Các chương trình học tiếng Anh giúp định hướng tương lai cho trẻ bằng với các kỹ năng cần thiết
Các chương trình học tiếng Anh chất lượng dành riêng cho trẻ em không chỉ cung cấp các nội dung, kiến thức căn bản mà còn tập trung vào việc phát triển các kỹ năng thực hành cùng với các bài tập tương tác. Mỗi một hoạt động được thiết kế đều gắn liền với cuộc sống hằng ngày, các dự án nhóm, tài liệu học tập đều đạt chất lượng và tiêu chuẩn cao.
Bé sẽ được cải thiện các khả năng sáng tạo, kỹ năng lãnh đạo cũng như cách thức hợp tác với nhau mỗi khi làm việc cùng các bạn trong lớp. Bên cạnh đó, các kỹ năng thuyết trình, phản biện, chia sẻ ý kiến cũng sẽ trong các chương trình giảng dạy tiếng Anh cho trẻ.
Giúp bé chủ động hình thành những thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày
Khi tham gia vào các chương trình học tiếng Anh, các em nhỏ sẽ trở nên chủ động và tự tin hơn trong các hoạt động sống hàng ngày. Bé sẽ chủ động đặt ra các câu hỏi khi thấy tò mò, khi gặp vấn đề chưa hiểu rõ. Ngoài ra, các bé cũng sẽ chủ động giao tiếp hơn và trò chuyện cùng mọi người bằng cả tiếng Anh đang xen với ngôn ngữ mẹ đẻ.
Ngoài ra, trẻ em cũng sẽ chủ động, tự tin hơn trong cách tương tác với bạn bè, chủ động kết bạn, nâng cao khả năng hoạt động làm việc nhóm cũng như tạo thêm động lực để phấn đấu trong suốt quá trình học tập.
Cách xây dựng chương trình học tiếng Anh cho trẻ hiệu quả
Đối với trẻ có độ tuổi từ 6 – 8 tuổi
Đây là độ tuổi trẻ em bước vào những năm đầu của tiểu học, bắt đầu làm quen với một môi trường học tập mới nên mức tập trung, chú ý chưa cao. Bên cạnh đó, tiếng Anh lại là ngôn ngữ hoàn toàn mới, khác hoàn toàn với ngôn ngữ trẻ sử dụng hằng ngày, chính vì thế, nếu không có một phương pháp giáo dục phù hợp dành riêng cho các bé thì rất dễ khiến trẻ mất hứng thú, đam mê với môn học này.
Theo một chuyên gia ngôn ngữ tại trường Mầm Non Lá Xanh cho biết, ở giai đoạn “khởi động” này, cần phải tạo cho bé một môi trường học tập thân thiện và gần gũi. Bởi các e đang ở độ tuổi còn khá nhỏ nên các em chủ yếu thích vui chơi, thư giãn và cần thời gian để thích nghi dần với loại ngôn ngữ này.
Ngoài ra, kiến thức cần nên tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động vui chơi, giải trí để tạo sự hứng thú, yêu thích đối với tiếng Anh, nhằm giúp trẻ có thể tiếp nhận thêm từ vựng, các cấu trúc ngữ pháp mới… một cách tự nhiên. Sau khi cảm thấy tiếng Anh trở nên thân thuộc, gần gũi, bé sẽ trở nên tự tin hơn trong giao tiếp và chủ động tham gia vào các hoạt động trong buổi học.
Đối với trẻ em có độ tuổi từ 9 – 10 tuổi
Độ tuổi này các bé đã bắt đầu có nhận thức, suy nghĩ riêng đối với việc học ngoại ngữ, cùng với một số lượng vốn từ nhất định và khả năng diễn đạt ý, tư duy cũng đã logic và dài hơn trước. Lúc này, trẻ cũng bắt đầu ý thức hơn trong việc học tiếng Anh. Tuy nhiên, ở đọ tuổi này, các bé vẫn mong được vui chơi, giải trí. Do vậy, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái nếu không bị bắt học trong thời gian dài. Chính vì lẽ đó, để đạt hiệu quả, cũng cần phải kết hợp giữa việc vừa học vừa chơi với nhau để trẻ em được thoải mái.
Khi bắt đầu bước chân vào lớp 4 -5, các bé cũng đã có được những kiến thức cơ bản của tiếng Anh. Do đó, ngay lúc này rất thích hợp để dạy cho trẻ phát triển đầy đủ và toàn diện các kỹ năng như: Nghe – Nói – Đọc – Viết, đồng thời tích lũy thêm các kiến thức về ngữ pháp và từ vựng nhiều hơn.
Cùng với đó, nên cho các bé luyện nghe nhiều hơn, đọc nhiều hơn với giọng giáo viên bản ngữ để hình thành trong mỗi bé thói quen bắt chước giọng nói và sửa sai ngay từ đầu. Điều đặc biệt đó là nên khuyến khích trẻ em giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ hoặc giáo viên nước ngoài thường xuyên để tăng sự tự tin cũng như các kỹ năng nghe – nói.
Ngoài ra, việc các bậc phụ huynh cho con em mình tham gia các trung tâm tiếng Anh sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt hơn khi được học với các bài giảng, được thiết kế phù hợp cho từng lứa tuổi và năng lựa của mỗi bé. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với các giáo viên nước ngoài cũng đã được trung tâm chọn lọc tỉ mỉ qua từng đợt xét tuyển nên chắc chắn đây sẽ là một môi trường hoàn mĩ để phát triển hết năng khiếu cho bé.
Vai trò quan trọng của ba mẹ và giáo viên trong việc định hướng chọn chương trình học tiếng Anh
Tùy vào từng độ tuổi nhất định của bé, các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô giáo, hãy luôn quan sát và theo dõi các em để có thể nắm bắt được tình trạng của bé, nhằm xây dựng và thay đổi lộ trình học kịp thời để phù hợp hơn với sự phát triển về khả năng của trẻ.
Tốt hơn hết, các bậc cha mẹ nên lựa chọn cho con mình vào những môi trường học tập lành mạnh, đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm dày dặn cũng như kiến thức chuyên môn vững chắc. Điều này nhằm mục đích giúp hiểu được tâm lý của các bé để tạo hứng thú cho các em trong môn tiếng Anh. Hãy sắp xếp cho trẻ vào những lớp có sĩ số ít, đó cũng là yếu tố quan trọng. Bởi vì, lớp ít hơn 15 học sinh sẽ giúp trẻ có môi trường giao lưu, học tập thoải mái, có thể kết nạp thêm nhiều người bạn và giáo viên cũng dễ dàng quan tâm đến từng bé hơn.
Trên đây là cách xây dựng chương trình học tiếng Anh cho trẻ mà các các bậc cha mẹ có thể tham khảo cho con em của mình. Hy vọng rằng, những thông tin ở trên sẽ giúp ích nhiều cho các bậc phụ huynh. Điều quan trọng nhất để các bé có thể tiếp nhận dễ dàng và nhanh chóng đó là phải cùng đồng hành, cùng học, cùng chơi với con, như vậy sẽ làm trẻ cảm thấy vui vẻ và thích thú hơn với ngôn ngữ mới này.
Xem thêm: